⚾ 𝐈𝐍𝐓𝐄𝐑𝐕𝐈𝐄𝐖 𝐎𝐅 𝐓𝐄𝐑𝐀𝐉𝐈𝐌𝐀-𝐒𝐄𝐍𝐒𝐄𝐈

Terajima-sensei thời cấp 3 từng là một cầu thủ bóng chày, thầy sẽ cho chúng ta biết lý do trở thành mangaka và những câu chuyện chưa kể trong quá trình sáng tác Daiya No Ace.

① Thời nghiệp dư - Hoàn toàn theo chủ nghĩa bản thân:


🆀:Hãy cho chúng tôi biết quá trình cho đến khi debut của sensei với tư cách là mangaka. Sensei từng có thời niên thiếu chơi bóng chày, nhưng từ khi nào mà thầy đã chuyển hướng sang vẽ manga?

🆃:Từ tiểu học, tôi đã hay vẽ vời. Tôi bắt chước vẽ theo tranh của「Dragon Ball」. Sau đó, tôi lại bị ảnh hưởng「Nikuman」và「JoJo no Kimyou na Bouken」. Tôi thấy Araki-sensei (Tác giả JoJo no Kimyou na Bouken) vẽ môi nhân vật rất ngầu. Tôi không thể vẽ môi tốt được, nên đã luôn luyện tập rất nhiều. Thời cấp 3 tôi không có vẽ nhiều, nhưng đó cũng là thời mà tôi bắt đầu đọc「Weekly Shounen Magazine」. Thực tế đó cũng là lần đầu tôi mua tạp chí và cũng là số đầu tiên đăng tải manga dài kỳ「Hajime no ippo」. Bây giờ, truyện của tôi cũng được đăng lên cùng tạp chí nên tôi cảm thấy điều đó như một định mệnh.

🆀:Vậy là từ thời còn chơi bóng chày, sensei đã quen với manga rồi nhỉ. Thực tế khi nào sensei mới bắt đầu nghĩ đến việc trở thành mangaka vậy?

🆃:Là khi đọc Crows của Takahashi Hiroshi-sensei. Khi đó là năm 3 cấp 3, tôi mượn từ hậu bối và hứng đến mức thời điểm vừa vào đại học là phải gom full bộ. Và ở phần omake của quyển truyện, Takahashi-sensei đã có vẽ một câu chuyện về việc sensei đã trở thành mangaka như thế nào, dần dần tôi càng nhận thức hơn về nghề nghiệp “Mangaka”.

🆀:Khi hướng đến việc trở thành mangaka, trước tiên sensei bắt đầu từ điều gì?

🆃:Takahashi-sensei đã bảo là “Trước hết phải lên Tokyo”, “Vẽ manga gửi cho nhà xuất bản”, và tôi đã nghe theo sensei 😂. Nội tâm tôi thời điểm đó đang rất bứt rứt vì mãi mà không tìm được việc mình muốn làm, nên tôi cứ thế mà chọn manga rồi gửi đến cho ban biên tập. Ngay sau đó đã bị trả về 😂.
🆀:Sensei có thể cho chúng tôi biết về quá trình cho đến khi nhận được giải thưởng đầu tiên được không?

🆃:Khi tôi đem tác phẩm thứ 4 là một manga về môn đấu vật đến chỗ ban biên tập「Weekly Shounen Magazine」, phụ trách tác phẩm của tôi lúc đó là người phụ trách đời đầu - chính là tổng biên tập hiện giờ.

🆀:Tôi hiểu rồi. Vậy là sensei và tổng biên tập đồng hành từ thời điểm đó.

🆃:Đúng vậy. Nhưng mà ông ấy chỉ bảo "Hãy viết tác phấm tiếp theo nhé". Khi ấy là những ngày tôi vừa làm thêm, vừa tiếp tục vẽ sport manga và yankee manga. Trải qua khoảng 1 năm, tác phẩm manga bóng chày đã đạt giải. Lúc đó tôi kiểu: “Ủa, là cái tác phẩm hồi cách đây khá lâu đã đạt giải sao?”, nhưng có lẽ người ta đã thử sự cố gắng của tôi. Sau đó tôi được giới thiệu công việc làm trợ lý cho Inoue Masaharu-sensei - tác giả của tác phẩm dài kỳ「Marathon Man」.

🆀:Sensei có thể kể về thời làm trợ lý không?

🆃:Tất cả yếu tố về manga tôi học được đều là khi làm trở lý. Tuy nhiên tôi cũng đã gây phiền phức rất nhiều. Vì hồi đầu tôi chẳng biết công việc của một trở lý là làm cái gì. Tôi đắc ý nghĩ rằng “Tôi vẽ không giỏi nên ít nhất phải khiến nơi làm việc phấn khởi lên” và khi mọi người đang rất nghiêm túc làm việc, thì tôi đã bày ra chủ đề hoạt náo khiến Inoue-sensei phải nổi giận 😂. Hồi đầu tôi hoàn toàn không được giao cho bất kỳ công việc nào ngoài dán tone. Tôi đưa mắt nhìn người nhỏ tuổi nhưng lại vẽ tốt hơn mình, nên cay cú mà vùi đầu luyện tập. Sau đó, tạm thời tôi cũng được Inoue-sensei đưa cho vẽ bối cảnh. Và tôi rất vui nên cố gắng hết sức để vẽ rồi đưa cho sensei xem và sensei đã khen tôi rằng “Cậu đã vẽ tốt hơn rồi đấy!”. Nhờ vậy mà tôi đã tự tin hơn để tiếp tục vẽ.

🆀:Trong khoảng thời gian đó, Terajima-sensei có tiếp tục vẽ tiếp tác phẩm của mình không?

🆃:Tôi có vẽ. Về việc đó thì có một kỷ niệm khá xấu hổ 😂. Có một thời điểm, tôi đã tự ý xin phép nghỉ làm trợ lý để tham gia tranh giải newbie cho 1 tháng sau đó. Giờ nghĩ lại tôi thấy bản thân quá sai. Nếu đặt mình vào vị trí của Inoue-sensei thì liệu tôi có im lặng không? Thực sự tôi cảm thấy rất có lỗi với sensei. Nhưng sau khi hoàn thành bản thảo, tôi quay lại làm trợ lý, Inoue-sensei không những không giận, mà còn nói với tôi rằng: “Trong thời gian không có Terajima-kun ở đây, mọi người không biết mã số tone nên có hơi rối đội hình". Bởi vì tôi vẽ không tốt nên đã cố gắng nhớ toàn bộ mã số tone, cho nên khi nghe sensei nói vậy tôi rất vui. Tôi nghĩ bản thân mình cũng có chút giá trị đó chứ.

② Từ tác phẩm dài kỳ đầu tiên cho đến khi Daiya No Ace ra đời:


🆀:Sau đó, sensei đã có tác phẩm manga tennis「GIANT STEP」trên「Magazine SPECIAL」. Cơ duyên nào mà sensei đã cho ra đời tác phẩm này?

🆃:Là do lời của một biên tập nọ trong mangazine. Trên đường về khi vừa hoàn thành xong việc, người đó bảo rằng: “Tôi bảo này, anh là kiểu người hoàn toàn không nghe theo biên tập phụ trách. Cho nên mới không vẽ ra được một tác phẩm để độc giả đón nhận.”, câu nói này đã khiến tôi bận tâm. Tôi biết phụ trách cũng là người có kinh nghiệm chơi tennis, cho nên tôi thử vẽ manga về tennis xem sao. Rồi sau đó, phụ trách cũng cảm thấy thích thú kiểu: “Nhân vật kiểu này khá là thú vị đấy!”. Thế rồi, tôi bất ngờ tạo ra được dự án dài kỳ. Lần đầu, tôi mới thấy mình và phụ trách đều chung cảm giác “thú vị”. Và cho đến giờ tôi vẫn trân trọng cảm xúc khi đó.

🆀:Sau khi kết thúc tác phẩm dài kỳ「GIANT STEP」, sensei đã vẽ one shot「Hashi no Bat Man」với nhân vật chính là Todoroki Raichi - nhân vật cũng xuất hiện trong Daiya No Ace nhỉ?

🆃:Thời điểm đó, tổng biên tập có kêu tôi: “Hãy vẽ manga về nấu ăn”, nhưng tôi đã từ chối và vẽ one shot「Hashi no Bat Man」này. Tôi được bảo: “Trong 3 manga bóng chày đang được đăng dài kỳ ở thời điểm đó, nếu thắng trong cuộc khảo sát độ nổi tiếng thì sẽ được đăng dài kỳ”... Thế nhưng tôi đã không hoàn thành được điều kiện đó. Bản thân tôi đã rất tự tin khi vẽ về môn bóng chày mà mình cực kỳ yêu thích, cảm giác không gì diễn tả nỗi ngoài việc cực kỳ thất vọng. Từ đó về sau, tôi đã rơi vào khủng hoảng. Cả khi đưa cho phụ trách tác phẩm mới, tôi cũng biết được bản thân mình đang ở vị trí nào khi ấy. Tôi nghĩ “Tác phẩm này chắc chắn không hề thú vị tí nào”. Tôi cảm giác cứ như thế này, mình sẽ không thể ở lại với「Weekly Shounen Magazine」được nữa. Thế nhưng trong tâm thế đó, tác phẩm tôi vẽ ra với dự định tác phẩm cuối cùng chính là nguyên mẫu của「Daiya No Ace」. Và khi nảy ra câu chuyện cho chap 1 về bối cảnh nhân vật chính vì nghĩ cho đồng đội nên đã tung Saitama thần chưởng, thì tôi có một cảm giác dường như bánh răng đã bắt đầu chuyển động. Thời kỳ khủng hoảng chính là những lúc sai rồi sửa và lại sai rồi sửa liên tục lặp đi lặp lại, cho nên tôi không hề nghĩ tới một nhân vật chính thẳng tính và ngốc nghếch nhưng đầy nhiệt huyết. Và ngay cả phụ trách cũng cảm thấy nhân vật đó khá là thú vị, như vậy thì câu chuyện sẽ dễ phát triển hơn nhiều. Do tác phẩm này khác với manga bóng chày khác, cho nên tôi nghĩ sân khấu phải là một ngôi trường mạnh sẽ ok hơn, keyword “Du học sinh bóng chày” nảy ra trong đầu và thế là tác phẩm「Daiya No Ace」đã ra đời.

③ Cách Terajima-sensei sáng tạo ra nhân vật


🆀:Ngoài Sawamura, thầy đã tạo ra các nhân vật khác như thế nào?

🆃:Miyuki là nhân vật mà Sawamura nghĩ rằng: “Mong muốn được chơi bóng chày cùng với người này” trước khi cậu rời xa bạn bè ở quê nhà. Đương nhiên nhân vật này sẽ có kiến thức phong phú về bóng chày và là một thiên tài có khả năng giúp pitcher bộc lộ sở trường và tài năng, hơn nữa tôi cũng muốn cho nhân vật này một cuộc gặp gỡ chưa từng có từ trước đến giờ trong cuộc đời Sawamura. Tôi muốn Sawamura phải nghĩ rằng: “Mình rất hứng thú với con người này…”. Trong manga tình cảm, thì tình huống này giống như “Cuộc gặp gỡ định mệnh” nhỉ 😂. . Sau đó, đối với Furuya thì tôi muốn cậu ấy là nhân vật đảm nhiệm vai trò “Bức tường” mà Sawamura phải vượt qua. Tôi cho cậu ấy có một vũ khí “Pha tốc cầu thần sầu”, năng lực mà một pitcher như Sawamura không có được.

🆀:Miyuki và Furuya là các nhân vật không thể thiếu khi kể về Sawamura nhỉ. Sensei có thể nói thêm về hai nhân vật này được không?

🆃:Miyuki vốn dĩ là một nhân vật tôi đã tạo ra sẵn trước rồi (phác họa nằm trong ngăn kéo). Nhưng thời điểm đó, những manga như「BATTERY」hay「Ookiku furikabutte」... những phác thảo về khẩu đội do tác giả nữ vẽ ra khiến tôi kích động và ảnh hưởng từ đó. Với cả, có lẽ tôi cũng đưa luôn quan điểm bóng chày của Nomura Katsuya-san - cầu thủ mà tôi yêu thích vào tác phẩm.
Từ đó, tôi muốn cho Miyuki thể hiện cụ thể ra vai trò catcher rõ ràng.

🆀:Vậy còn Furuya thì thế nào?

🆃:Hồi đầu tôi không nghĩ đây sẽ là nhân vật có tính cách khá vô tri 😂. . Vốn dĩ, tôi muốn cố gắng tạo ra một nhân vật với thái cực đối lập với Sawamura. Kiểu như Furuya sẽ là nhân vật điềm đạm, nếu vũ khí của Sawamura là bóng dịch chuyển, thì Furuya sẽ là tốc cầu.

🆀:Ra là vậy. Cơ mà đối với tác phẩm「Daiya No Ace」thì không có nhân vật phản diện nhỉ?

🆃:Người ta thường hỏi tôi như thế. Nhưng tôi nghĩ trong suốt thời gian 3 năm chơi bóng chày, nhân vật không thể nào xấu xa được. Những cầu thủ xuất hiện giữa truyện, đa số tính cách dù méo mó thế nào thì bản chất vẫn là con người nghiêm túc, tôi luôn tập trung tạo ra các nhân vật cố gắng vì một mục tiêu duy nhất. Lấy ví dụ: Zaizen của Kokudokan - nhân vật khá độc mồm độc miệng khi tham gia đấu tập với Seidou. Nếu thực sự có nhân vật xấu thì kẻ đó hẳn đã rời đội rồi 😂.

🆀:Dù là nhân vật nào, đều ngầu và tươi tắn đem đến cảm giác thoải mái nhỉ?

🆃:Chuyện đó không cần phải giật tít lên như tiêu đề, nhưng thực sự là tôi cực kỳ muốn vẽ một nhân vật mà bản thân tôi nghĩ ngầu hết sức có thể. Không chỉ là một hình ảnh vừa ngầu vừa đẹp khi thắng một trận đấu, mà tôi cũng muốn thể hiện sự đẹp đẽ khi nhân vật thua trận. Đặc biệt là Sawamura, theo một ý nghĩa nào đó, thì đây chính là mong muốn của tôi. Dù khó khăn thế nào cũng sẽ không nhục chí mà vẫn tiếp tục nỗ lực, khiến ta cảm thấy khá tích cực. Cơ mà nếu có một nhân vật như Sawamura thì sẽ khá là ồn ào và những người xung quanh phải xúc mồ hôi hột chớt mất 😂.

④ Sự ra đời của những đối thủ xung quanh Sawamura:

🆀:Tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến các senpai và đối thủ của Sawamura. Trước hết là về các senpai, sensei có để ý điều gì khi tạo ra những nhân vật này không?

🆃:Tôi quan tâm đến vị trí của nhân vật. Chẳng hạn, những nhân vật năm 2~3 tuy đều là senpai nhưng từ góc nhìn của đám năm nhất Sawamura, tụi nhỏ sẽ cảm giác khoảng cách khác hẳn. Đối với Yuuki, Isashiki và Ryousuke sẽ cảm thấy khó giao tiếp, nhưng với Miyuki và Kuramochi thì khoảng cách lại gần hơn. Dù vậy năm 3 vẫn rất dịu dàng với năm nhất. Bằng cách cẩn thận tạo ra tình huống như vậy, sẽ tạo ra bầu không khí cho câu lạc bộ.

🆀:Tôi hiểu rồi. Sensei hãy cho biết về Todoroki Raichi, nhân vật chính của one shot「Hashi no Bat Man」.

🆃:Đây là nhân vật siêu nhiên. Tôi khá lo lắng liệu có hợp với bối cảnh thực tế trong Daiya No Ace hay không. Nhưng vốn dĩ thời điểm các nhân vật trong Daiya No Ace xuất hiện đều không cạo đầu (ngoài đời cầu thủ bóng cày đều cạo đầu hoặc cắt đầu đinh) thì ngay từ đầu nó đã phi thực tế rồi, tôi nghĩ mấy đứa này đều được sinh ra từ kết quả của quá trình biến đổi hóa học nữa đấy. Sẵn đây tôi cũng chia sẻ là phụ trách có bảo rằng: “Raichi rất tỏa sáng nếu như vào vai phụ”. Lúc bị bảo rằng: “Tác phẩm đó đã thất bại”, hồi đầu tôi còn thấy khá bực bội, nhưng giờ nghĩ lại khi có nhân vật như Sawamura rồi thì đây là cơ hội tốt để tận dụng nhân vật có tính cách như Raichi.

🆀:Nếu Raichi là đối thủ về vai trò batter, thì Narumiya sẽ là đối thủ vai trò pitcher nhỉ?

🆃:Narumiya thì dễ hơn rồi. Cậu ấy cũng là pitcher thuận tay trái giống như Sawamura và là nhân vật được tôi xây dựng có toàn bộ những thứ mà Sawamura không có. Dù trong lúc vẽ, tôi cũng nhìn thấy khuyết điểm của Narumiya.

🆀:Cách xây dựng các nhân vật phụ trong「Daiya No Ace」khá là lôi cuốn nhỉ.

🆃:Cảm ơn vì đã khen. Như hồi nãy tôi có nói, việc tạo các nhân vật phụ sẽ giúp tôi làm rõ vai trò của Sawamura, cho nên tôi cũng rất chú trọng về các nhân vật này. Những quan hệ nhân sinh thực tế như “Thằng đó mạnh hơn thằng này”, “Hai thằng này tính cách chéo ngoeo”... tôi nghĩ những điều này khá là thú vị. Dù nhân vật như thế nào tôi cũng cố gắng để tâm vào ngòi bút cẩn thận tạo ra họ.

🆀:Vẽ khó hay dễ có phụ thuộc vào nhân vật không?

🆃:Hồi đầu Sawamura là nhân vật nhiệt huyết và thẳng thắn nên rất dễ vẽ, nhưng sau khi gặp Chris rồi có những tính cách của một hậu bối, dần dần bản thân Sawamura trưởng thành hơn càng lúc thằng bé càng đần😂, “Giá trị kỳ vọng” cho Sawamura trong đầu tôi càng lúc càng tăng nên tôi cảm thấy khó vẽ hơn chút. Song song đó, nếu xét theo phương diện mỹ thuật thì những nhân vật khó vẽ chính là những char có ngoại hình điển trai như Miyuki hay Sanada, cả nhân vật nữ. Cho đến hiện tại tôi vẫn thấy khó. Còn nói về tính cách, tôi luôn cẩn thận trong từng lời thoại nhân vật bắt đầu từ Sawamura. Tôi cũng nghĩ đến yếu tố quan trọng như cả tính cách nhân vật được đưa vào, nên tôi đặc biệt quan tâm khi đội hình mới hình thành.

⑤ Về team đối thủ

🆀:Tôi muốn hỏi thêm một chút về đối thủ. Tên của các đội mạnh như Inashiro và Ichidai San đều nhại lại từ tên có thật nhỉ.

🆃:Thực ra, hồi đầu tôi chỉ tùy tiện nghĩ đại ra thôi. Lúc đó, tôi không nghĩ tác phẩm sẽ được chuyển thể thành anime. Khi đi đến các trường mà tôi đã dựa vào đó để đặt tên để thu thập tư liệu, tôi hồi hộp lắm luôn 😂. 
Thật bất ngờ là có rất nhiều học sinh và cựu học sinh ở đó vui vẻ chào đón tôi. Phải chi hồi đó tôi suy nghĩ kỹ hơn thì tốt biết mấy 😂. Mặc khác, có lúc tôi cũng từng nghĩ nên tập trung hơn về thiết kế của đồng phục.
🆀:Khi vẽ đội đối thủ, sensei đã tập trung vào điều gì?
🆃:Chính là sự cân bằng tổng thể của tác phẩm. Tôi xây dựng Seidou là một trường mạnh có khá nhiều nhân vật tính cách khác nhau, cho nên khi xây dựng team đối đầu với Seidou thì trường đối thủ cũng phải mạnh một cách tự nhiên. Ban đầu họ đều là những cầu thủ mà tôi thong thả quyết định chỉ dựa vào vẻ ngoài, nhưng phải mạnh mẽ sôi nổi trong hành động. Tuy nhiên, trong một team mà tạo ra và cho nhiều người hành động quyết liệt như thế thì trận đấu sẽ bị kéo dài mất, cho nên ngoại trừ một số trường như Inashiro hay Yakushi… Các team khác, tôi chỉ cho khoảng 2~3 người nổi bật thôi. Dù vậy, vẫn có nhiều trận đấu bị kéo dài hơn tôi nghĩ…
🆀:Trong những trường đối thủ, thì nổi bật nhất chính là Inashiro vừa nổi tiếng và không thể thua kém hay yếu hơn Seidou nhỉ.
🆃:Cá nhân tôi cũng thấy đây là một đội tôi khá ưu ái. Có cả phân đoạn Narumiya hồi cấp 2 rủ Miyuki gia nhập Inashiro nhỉ, cho đến giờ tôi vẫn nhớ rất rõ thời điểm vẽ cảnh đó. Cùng với Narumiya, Miyuki, có cả Carlos, Shirakawa và cả Yamaoka, Yabe, tổng cộng 6 nhân vật được tôi setting ở cùng một nơi, thế nhưng phụ trách lúc bấy giờ bảo tôi rằng: “Hãy giảm số lượng nhân vật lại”. Thực tế, Yamaoka và Yabe tuy xuất hiện nhưng lại không có câu thoại nào. Nên đúng là khi xem cảnh đó thì hai nhân vật này không cần thiết, nhưng để thể hiện sự khó khuất phục của đội mạnh như Inashiro, tôi thấy cần thiết phải đưa hai nhân vật này xuất hiện trong cảnh đó, cuối cùng phụ trách cũng đã cho phép tôi giữ lại. Về phần Yabe, rốt cuộc cậu ấy cũng chỉ là cầu thủ dự bị, tôi thì lại rất thích nhân vật có vị trí thế này 😂.
🆀:Sensei có ấn tượng mạnh về team đối thủ nào khác không?
🆃:Chính là học viện Akikawa. Đây chính là bức tường lớn đầu tiên cản trở Seidou, cuối cùng thì ngay cả bản thân tôi cũng thích luôn cả You. Phụ trách khi đó cũng hứng thú với You nữa, do thấy tôi xây dựng tình huống: “Mùa hè năm sau You không thể tham gia thi đấu được nữa”. Tuy nhiên, tôi rất muốn cho You phải rơi lệ sau khi kết thúc trận đấu. Tôi nghĩ cậu ấy sẽ rất tỏa sáng nếu như đây là “Mùa hè cuối cùng”, cho nên tôi không thể thay đổi setting này. Khi vẽ xong trận đấu với Akikawa, tôi cảm giác vui sướng vì qua được một kiếp nạn kiểu như: “Mình đã vẽ xong một trận đấu với team đối thủ”, “Lần đầu mình đã có thể vẽ một trận đấu”... Với ý nghĩa dó, trận đấu với Akikawa cũng được xem như là một sự chuẩn bị cho toàn bộ cuộc chiến về sau. Bên cạnh đó có cả Sakurazawa cũng là một trong những team tôi ấn tượng mạnh. Tổng biên tập khi đó vừa đọc đến câu thoại “Đã nếu lúc phải thay đổi lịch sử” của huấn luyện viên Kikugawa thì bảo rằng: “Ủa, vậy là Inashiro sẽ thua sao?”, khi đó tôi thầm nghĩ: “Ngon rồi!” 😂. Sakurazawa là team đòn bẩy cho Inashiro, nhưng tôi không thích đội đó bị xem là “Những kẻ thua cuộc”.
🆀:Có vẻ sensei rất quan tâm đến team đối thủ nhỉ?
🆃:Theo một ý nghĩa nào đó, sẽ có lúc họ mạnh hơn Seidou. Tôi không muốn chỉ vẽ mỗi cảnh thi đấu, tôi muốn thể hiện cả bầu không khí bóng chày cấp 3 thực tế như: “Kẻ bại trận cũng gánh vác trọng trách”.

⑥ Seidou từng có khả năng chiến thắng Inashiro!?


🆀:Việc thắng bại của mỗi trận đấu hay thành thích nhân vật, ngay từ đầu sensei quyết định sẵn hết rồi nhỉ?

🆃:Hầu hết bản thân tôi đã quyết định sẵn trận đấu này chủ đề là gì, tình huống thế nào cả rồi. Khi chia sẻ với người phụ trách, thực tế tôi đã làm xong bảng điểm tự chế, và chỉ cần điền vào đó thôi. Tôi đặt ra thành tích cho nhân vật rồi nghĩ đến tình huống cụ thể. Thời điểm khi tác phẩm được xuất bản thành sách, tôi cũng đã tính toán đây chính là phần cao trào.

🆀:Seidou thay pitcher quá nhiều như vậy thì thời điểm thay người có khó khăn với sensei không?

🆃:Phải rồi nhỉ. Tôi rất muốn nhanh cho Sawamura ra sân, nhưng cũng có lúc mãi mà không thể cho Furuya rời bục ném được 😂. Trong lúc tôi cẩn thận xây dựng cảm xúc cho nhân vật thì nhân vật đã hành động ngoài sức tưởng tượng của tôi mất rồi. Các nhân vật có những biểu hiện và lời thoại không lường trước. Rõ ràng chính tôi là người đã tạo ra câu chuyện như thế, kỳ lạ thật nhỉ. Cả trận đấu với Ouya tôi cũng đã dự tính cho Kawakami ra sân, nhưng cuối cùng tôi cũng để Sawamura ném hết 9 hiệp. Tuy nhiên xây dựng câu chuyện theo một chiều hướng khác với dự định ban đầu với tôi là một điều khá thú vị.

🆀:Ở trận đấu giữa Seidou vs Inashiro, cú lội ngược dòng ở trận chung kết cũng đã theo kế hoạch đúng không?

🆃:Thực tế thì trận đó tôi đã thảo luận với phụ trách rằng: “Tôi muốn vẽ một trận đấu mà ngay cả bản thân cũng không biết đội nào sẽ chiến thắng”. Diễn biến Sawamura bị ăn cú dead ball, tôi chỉ quyết định giữa chừng thôi, nhưng tôi đã gieo khá nhiều hạt gống để cho tình huống đi theo nhiều hướng, trong lòng tôi rất muốn đến cuối cùng Seidou sẽ thắng. Mỗi tuần, tôi luôn tập trung cho việc tỉ mỉ vẽ các cầu thủ của hai đội. Thế nhưng khi vẽ xong trận đấu đó, tôi đã chấp nhận việc Seidou bại trận, kỳ lạ thật đấy! Sau đó tôi suy nghĩ lại, thì thấy là bản thân không nghĩ đến việc Sawamura sẽ ném đến cuối cùng, giả sử cho Seidou thắng, tôi nghĩ khi đó chỉ là do “May mắn”. Thứ phân định thắng thua chính là thực lực và quyết tâm của Ace tuyệt đối - Narumiya. Bởi vì càng vẽ Narumiya, tôi càng cảm thấy một team có Ace mạnh như vậy thì không thể thua được.

⑦ Sensei có tập trung vào trọng lực để vẽ ra tư thế không?


🆀:Tiếp theo, tôi muốn hỏi về tranh vẽ. Về tác phẩm「Daiya No Ace」, Terajima-sensei chú ý nhất là phần nào?
🆃:Khi vẽ cảnh hành động thì tôi sẽ tập trung vào “Trọng lực” và “Trọng tâm”. Chẳng hạn khi vẽ tư thế ném bóng, tôi muốn thể hiện cái cảm giác khi pitcher dậm xuống đất. Khi có thể vẽ ra cái giống như tưởng tượng thì cực kỳ phấn khích. Thỉnh thoảng tôi cũng muốn thử thể hiện các nét trên manga mà bỏ qua chi tiết trọng lực/trọng tâm, cơ mà đối với tôi việc này khá khó khăn. Tôi vẫn phải trau dồi kinh nghiệm nhiều hơn.

🆀:Khi vẽ tranh, sensei có tham khảo gì không?
🆃:Về cơ bản, tôi sẽ sử dụng tư liệu ảnh. Đa phần tôi sẽ tự chụp bằng chế độ chụp hẹn giờ hoặc nhờ staff pose tư thế để có thể chụp góc độ cổ tay, cách nhìn vào găng tay… Tôi cũng có tham khảo ảnh chụp thực tế của cách cầu thủ. Phòng làm việc của tôi tư liệu chất đầy tường😂. Ảnh về bóng chày thế giới này có đầy, cái nào dùng được thì tôi sẽ dùng nhưng mà nhiều như núi thì lại khiến tôi gặp nhiều khó khăn. Như ngày xưa tôi có thấy đâu đó hình ảnh gần giống với hình dung mà tôi muốn vẽ, mà chả nhớ ra là nó nằm ở đâu, chuyện này xảy ra như cơm bữa ấy. Nói vậy chứ, dù có ảnh thực tế để tham khảo nhưng chưa chắc tôi vẽ ra được cảnh gây ấn tượng. Dù có đi nét theo bức ảnh, thì cũng không có “Cảm giác sức mạnh” nào cả. Nếu không khắc hoạ thành “Tranh 2D của manga” thì cũng vô dụng, dù có xem bao nhiêu tư liệu đi nữa thì cũng không nên quá dựa dẫm vào chúng, và tôi nghĩ điều này rất cần thiết. Ở trận chung kết mùa hè với Inashiro, cảnh mà Yuuki phong thái vững vàng đập được cú change-up của Narumiya chính là bức vẽ mà tôi đã vẽ ra đúng như những gì tôi tưởng tượng, rất perfect. Phân đoạn này tôi lấy cảm hứng từ cầu thủ Ogasawara Michigiro. Sức mạnh của anh ấy cực bền bỉ. 😂

⑧ Kết cục của cuộc tranh giành vị trí Ace giữa Sawamura và Furuya
🆀:Tạm thời mình sẽ chuyển hướng, sensei hãy cho chúng tôi biết phương châm của thầy với vai trò mangaka.
🆃:Thỉnh thoảng tôi cũng được hỏi câu này, nhưng tôi chẳng có “Phương châm” nào cả. Nếu có thì chắc là kiểu “Vẽ ra những gì mình muốn vẽ”. Cái này chắc là đương nhiên rồi. Tôi là kiểu người đưa cảm xúc vào tranh mẽ mà, nếu tôi vẽ gian dối thì cũng bị phát hiện thôi. Bản thân tôi cũng hào hứng khi vẽ nên tôi cũng rất hạnh phúc khi độc giả vui vẻ đón nhận.
🆀:Tiếp theo, sensei có thể cho chúng tôi biết về phần đáng chú ý sắp tới được không?
🆃:Tôi muốn mọi người hãy chú ý đến quan hệ giữa Sawamura và Furuya. Do có liên quan đến cảnh cao trào mà tôi đang hình dung trong đầu nên tôi không thể nói chi tiết được, nhưng mọi người hãy dõi theo kỹ cuộc tranh tài vị trí Ace của cả hai nhé.
🆀:”Cao trào” mà sensei vừa nhắc đến, chẳng lẽ là…
🆃:Đương nhiên không hẳn là tôi đã quyết định được khi nào sẽ kết thúc câu chuyện này. Nhưng ý là trong đầu tôi đã hình dung ra kết cuộc của manga này và những gì tôi muốn vẽ.
🆀:Sắp tới sẽ là diễn biến không thể rời mắt được nhỉ? Cuối cùng, sensei hãy nhắn nhủ đôi lời với những đọc giả sẽ mua quyển “Official Guide Book (表)”.
🆃:Bản thân tôi chưa chắc đã lý giải được hết 100% về nhân vật. Như tôi đã nói, nhân vật sẽ trưởng thành vượt xa sự tưởng tượng của tôi. Tôi rất vui nếu các bạn cũng sẽ dõi theo thanh xuân của họ. Trong quyển sách này, lần đầu tiên tôi công khai ngày tháng năm sinh và cân nặng của nhân vật, nhưng bản thân tôi sẽ cố gắng không bị bó buộc bởi những thông tin này. Tùy vào môi trường xung quanh, các nhân vật sẽ tiến bộ, và sẽ lại trưởng thành hơn sự mong đợi của tôi 😂. Do đó các bạn hãy vui vẻ đọc quyển sách này nhé.

No comments:

Post a Comment